Ý nghĩa phù dâu, phù rể trong đám cưới

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì “Nữ thập tam nam thập lục”, con gái mười ba tuổi về nhà chồng đã biết gì đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.
Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người dì hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoãn, gia đình êm ấm có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu của mình. Phù dâu nhiều khi còn phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt. Đám cưới ngày xưa phải có phù dâu, không định lệ, và cũng không có danh từ “Phù rể”.
Trái lại, phù rể vẫn là một khái niệm xa mờ và chỉ mới xuất hiện gần đây. Ngoài việc là người dẫn đầu “quân đoàn” bê quả thì í tai biết rõ về vai trò của họ. Do đó mà có nhiều người nhầm lẫn giữa phù dâu phù rể với đội ngũ bê mâm quả.
_ngha_ph_du_ph_r_trong_m_ci_in_thip_ci_gi_rhinh_1
Phù dâu phù rể và đội ngũ bê mâm quả có vai trò hoàn toàn khác biệt. Nhưng hiện nay ít thấy phù dâu xuất hiện vì vai trò của họ dần trở nên khá mờ nhạt, thay vào đó là rể phụ dẫn đầu đội ngũ mâm quả và có nhiệm vụ rót rượu để tiến hành lễ tại nhà gái.

Thực tế mà nói, nhiệm vụ của họ không chỉ đơn giản là dẫn đầu đội bê mâm quả, hay rót rượu châm trà khi rước dâu, mà còn là “trợ lý đắc lực” của cô dâu, chú rể về mặt tinh thần cũng như một số công việc tổ chức đám cưới.
Trước và trong ngày cưới, cô dâu chú rể ắt hẳn phải chịu nhiều áp lực bởi nhiều yếu tố, từ những công việc chuẩn bị cho đến những bất ổn về mặt tâm lý khi sắp “phải” sống chung với “ai đó”. Nhiều người không hề bị ảnh hưởng, nhưng một số bạn lại có khả năng lâm vào trạng thái khủng hoảng, thậm chí có thể dẫn đến những trường hợp tương tự như “cô dâu chạy trốn”. Lúc này mới là lúc phù dâu phù rể cần phát huy nhiệm vụ cao cả của mình.
_ngha_ph_du_ph_r_trong_m_ci_in_thip_ci_gi_rhinh_2
1. Nhiệm vụ của phù dâu, phù rể trước khi đám cưới diễn ra:
  • Góp ý giúp cô dâu chú rể chọn váy và vest cưới đẹp, phù hợp với dáng người cũng như phong cách tiệc.
  • Khi có sự khủng hoảng về mặt tinh thần, phù dâu phù rể là chỗ dựa cho cô dâu chú rể, giúp họ bình tĩnh, lấy lại cân bằng và sự vui vẻ bằng những hoạt động giải trí như xem phim, đi spa hoặc làm những gì họ thích, đồng thời xử lý những công việc đang còn dang dở như đặt tiệc, đặt ban nhạc, trang trí lễ…
  • Nếu có tiệc độc thân, phù dâu phù rể cũng sẽ là người chung vai sát cánh đứng ra giúp hai nhân vật chính tổ chức.
2. Nhiệm vụ của phù dâu phù rẻ trong đám cưới thời nay:
  • Hỗ trợ cô dâu thay váy cưới, quần áo và trang điểm cũng như chỉnh trang tóc tai gọn gàng. Giúp họ luôn đẹp từ đầu cho đến kết thúc lễ và tiệc. Nếu cô dâu mặc váy đuôi dài thì phù dâu sẽ là người giúp cô dâu nâng đuôi váy tiến đến đài lễ.
  • Sửa soạn, trang trí lặt vặt trong ngày cưới và liên hệ với các dịch vụ đã đặt vì lúc này 2 nhân vật chính không thể làm gì được khác ngoài việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của mình.
  • Làm “hậu cần” về mặt lương thực nhằm đảm bảo cô dâu chú rể không bị ”lả” người khi tiếp khách. Vì bạn biết đấy, thường thì cô dâu chú rể không thể ăn được gì trong thời gian này.
  • Xếp chỗ ngồi cho khách
  • Giúp gia đình cô dâu chú rể dọn dẹp (nếu cần).
Ngoài ra, phù dâu phù rể còn có một nhiệm vụ quan trọng khác là khuấy động không khí tiệc và khuyến khích mọi người “chơi hết sức, vui hết mình”. Có như thế buổi tiệc mới diễn ra thành công.
Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mới đến năm sáu đôi phù dâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. Hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. Hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.
Tuy vậy, việc này không còn là việc bắt buộc trong những đám cưới nữa. Đó là sở thích của cô dâu, chú rể hoặc gia đình. Có người thì muốn có nhiều phù dâu, phù rể cho vui. Có người lại không cần phù dâu trong đám cưới của mình.
_ngha_ph_du_ph_r_trong_m_ci_in_thip_ci_gi_rhinh_3
# Có kiêng kỵ gì trong việc chọn phù dâu, phù rể thời nay:
Phù dâu, phù rể phải là những nam thanh nữ tú tốt người đẹp nết, chưa lập gia đình. Họ có thể là bất kỳ ai, hoặc người thân trong gia đình, dòng họ, hoặc cũng có thể là bạn bè của cô dâu và chú rể…
# Vậy làm phù dâu hay phù rể có mất duyên không?
Hiện nay, một số người cho rằng làm phù dâu hay phù rể sẽ bị mất duyên, sau này khó có thể lập gia đình. Vì thế, có rất nhiều người từ chối lời mời vì những lý do khá “đa dạng”. Nhưng đối với người phương Tây mà nói thì đó chính là một vinh dự và vai trò của họ còn “nặng ký” hơn nữa so với những nhiệm vụ nói trên.
Vì thế, không lí do gì mà một công việc cao cả lại đem đến cho họ những “hệ quả” không đáng có, mà ngược lại, sau đám cưới, tình bạn giữa họ và hai nhân vật chính sẽ càng thêm gắn bó. Và, biết đâu được, trong ngày cưới họ gặp được một ý trung nhân và sẽ là đôi uyên ương nối bước theo sau.
Phù dâu phù rể chính là những “thiên sứ” của cô dâu chú rể, có một vai trò vô cùng quan trọng khi giúp hai trái tim vàng hoàn thành nốt đoạn đường đi đến thiên đường hạnh phúc của họ. xem thêm nơi in thiệp cưới giá rẻ